Tình trạng đuối nước luôn là tình trạng đáng được chú ý hàng năm. Mỗi năm có gần 2000 trẻ em bị đuối nước ở nước ta. Chính vì vậy việc biết cách cứu người đuối nước là một trong những kiến thức hết sức quan trọng. Ngày càng thấy rõ được việc trầm trọng của vấn đề này, những bài học về cách cứu người đuối nước dần được phổ cập trong sách vở để đưa vào giảng dạy. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người vẫn chưa biết đến cách cứu người đuối nước đúng chuẩn. Vậy bài viết dưới đây, VN healthcare sẽ chia sẻ cho các bạn cách cứu người đuối nước mà ai cũng nên biết.
Cách sơ cứu đuối nước
Trước khi đi vào các bước sơ cứu người bị đuối nước, hãy cùng VN healthcare tìm hiểu xem tình trạng bị đuối nước là như thế nào.
Đuối nước là một dạng ngạt thở do hít nước vào phổi hoặc do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở dưới nước. Đây là một tai nạn phổ biến xảy ra trong bơi lội, đi thuyền và các hoạt động dưới nước. Tuy nhiên, đuối nước cũng có thể xảy ra trong nhà như ở bể nước, bình, chum nước, ...
Khi nạn nhân ngạt thở sẽ ngừng thở và tim đập chậm lại do phản xạ. Tình trạng ngưng thở còn dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu, dẫn đến tăng nhịp tim và huyết áp. Nếu cơn ngừng thở kéo dài từ 20 giây đến 2-5 phút (tùy nạn nhân) thì đạt đến ngưỡng và nhịp thở lại xuất hiện khiến cho nước bị hít vào gây co thắt thanh quản tức thì gây ra tình trạng ngừng thở lần 2. Sau đó là các nhịp thở bắt buộc khiến cho nước, dị vật bị hít vào phổi. Hậu quả là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp tim dẫn đến tình trạng ngừng thở và gây tử vong.
Các bước sơ cứu người bị đuối nước
Việc biết cách sơ cứu người bị đuối nước kịp thời đúng chuẩn sẽ giúp bệnh nhân tránh được tình trạng tử vong và hạn chế gây ra di chứng sau này. Để cứu bệnh nhân bị ngạt nước hãy nhanh chóng phát hiện và sơ cứu ngay ở cơn ngừng thở đầu tiên chính là từ khoảng 1 đến 4 phút sau khi nạn nhân bị đuối nước. Thêm vào đó chính là xử lý những chấn thương đi kèm như chấn thương ở đầu cổ và cột sống.
Dưới đây là từng bước sơ cứu đuối nước được các bác sĩ phổ biến và công nhận hiệu quả:
- Nhanh chóng kéo nạn nhân lên khỏi mặt nước bằng cách nắm lấy cánh tay hoặc gậy dài, ném phao cứu sinh hoặc nâng nạn nhân lên.
- Di chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy theo dõi chuyển động của lồng ngực để đảm bảo rằng nạn nhân đang thở.
- Nếu lồng ngực không cử động tức là nạn nhân đang trong tình trạng ngưng thở, hãy tiến hành biện pháp ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp với ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 15/2 (2 cấp cứu viên) hoặc 30/2 (1 cấp cứu viên) trong 2 phút rồi đánh giá lại xem nạn nhân có thở lại được không? Môi có hồng trở lại hay không? Có phản ứng gì khi lay động hay bị đau hay không? Nếu không hãy nhanh chóng gọi hotline 0937789115 VN healthcare để cấp cứu kịp thời và phải luôn thực hiện những động tác này ngay cả khi trên đường đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.
- Nếu nạn nhân vẫn tự thở thì đặt nạn nhân vào vị trí an toàn và nằm nghiêng để nếu nạn nhân nôn thì chất nôn sẽ thoát ra ngoài.
- Cởi quần áo ướt và đắp chăn hoặc khăn khô để giữ ấm cho nạn nhân.
- Do nguy cơ bị suy hô hấp thứ có thể xảy ra vài giờ sau khi ngạt thở, nên cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức, ngay cả khi họ có biểu hiện tốt và đã hồi phục hoàn toàn khi sơ cứu.
Kỹ thuật cứu người đuối nước
Kỹ thuật cứu người đuối nước sơ cứu ngay tại chỗ
Mục đích chính: hồi sinh tim phổi
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi nước
- Loại bỏ mọi di vật(nếu có) và bắt đầu hô hấp nhân tạo ngay lập tức.
- Trong trường hợp ngừng tim, tiến hành ép ngực càng sớm càng tốt.
- Nếu có dấu hiệu bị chấn thương cột sống cổ: Phải cố định và cẩn thận trong quá trình vận động.
- Đưa bệnh nhân đến bệnh viện nhanh chóng hoặc liên hệ tới hotline của Vn healthcare để được xe đến đưa tới bệnh viện cấp cứu kịp thời.
- Tiếp tục duy trì hồi sinh tim phổi (nếu cần).
- Cho thở oxy nếu nạn nhân đó có thể tự thở.
Những việc cần tránh làm khi bị đuối nước
Hầu hết nạn nhân bị ngạt thở trước khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu từ việc không được sơ cứu kịp thời hoặc sơ cứu không đúng cách dẫn đến tử vong hoặc tổn thương não do thiếu oxy. Đây là những lỗi sai trong cách sơ cứu người bị đuối nước không đúng chuẩn:
- Tốn nhiều thời gian cho việc xốc nước: Không nên tốn quá nhiều thời gian vào việc xốc nước cho nạn nhân. Điều này là do bình thường rất ít nước vào phổi và phổi không chứa đầy nước như người dân nghĩ. Lượng nước rất nhỏ này sẽ bị đẩy ra ngoài khi nạn nhân tự thở lại. Ngoài ra, việc xốc nước làm chậm thời gian sơ cứu dẫn đến tình trạng cứu người đuối nước không kịp thời.
- Lăn lu: Đặt trẻ nằm sấp lên cái lu khi đang được đốt rơm bên trong, nhằm rút nước bên trong cơ thể trẻ. Phương pháp này không hiệu quả và thậm chí còn gây bỏng cho trẻ.
- Người bị ngừng tim không được thực hiện sơ cứu, ép tim tại hiện trường hoặc khi đang vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế. Hậu quả là não và các cơ quan bị thiếu oxy trong thời gian dài, tế bào não bị chết dẫn đến ảnh hưởng nặng nề đến não bộ. Vì vậy, ngay khi nạn nhân lên khỏi mặt nước, tốt nhất nên sơ cứu ngay lập tức.
Các bạn cần lưu ý tránh những lưu ý bên trên đây để sơ cứu đúng cách giúp cứu sống nạn nhân bị đuối nước nhanh chóng.
Nguyên nhân bị đuối nước
Dưới đây là những nguyên nhân bị đuối nước thường thấy nhất:
- Không biết bơi hoặc bạn đánh giá cao khả năng bơi lội của mình.
- Các hoạt động mạo hiểm như bơi lội ở sông hoặc chơi gần ao, hồ. Thiếu sự giám sát của người lớn.
- Hạ thân nhiệt dẫn đến nhanh chóng kiệt sức và không thể bơi.
- Không phát hiện ra tình trạng rối loạn nhịp tim. Ví dụ, ngâm nước lạnh có thể giết chết bệnh nhân mắc hội chứng QT dài bẩm sinh loại 1.
- Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
- Tăng thông khí trước khi nhảy xuống nước làm giảm PaCO2, nhưng khi đó PaO2 giảm xuống còn 30 - 40 mmHg khi tiêu thụ. Vì PaCO2 giảm nên không thể kích thích hô hấp. Điều này gây ra tình trạng thiếu oxy lên não, co giật, bất tỉnh dẫn đến chết đuối.
Sau khi đã thực hiện hết các cách sơ cứu người bị đuối nước như trên, người thân cần để bệnh nhân nghỉ ngơi trong lúc đợi xe tới cấp cứu. Đặc biệt người xung quanh cần giữ được bình tĩnh để thực hiện sơ cứu đuối nước cho nạn nhân kịp thời và đúng chuẩn nhất. Để có thể nhanh chóng đưa người bị đuối nước tới bệnh viện hãy gọi điện tới hotline 0937 789 115 của VN healthcare để được tư vấn trực tiếp.
Hy vọng bài viết về cách cấp cứu đuối nước sẽ giúp cho bạn trang bị những kiến thức cần thiết và bổ ích cho cuộc sống. Nếu còn điều gì thắc mắc vui lòng truy cập vào website 115xecapcuu.com để được trả lời ngay bây giờ.