Hạ đường huyết là căn bệnh phổ biến ở nhiều người, nhất là đối với những người bị tiểu đường đang uống thuốc điều trị hạ đường máu. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng việc hạ đường huyết là do cơ thể bị quá đói. Tuy nhiên hạ đường hết còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra, tình trạng hạ đường huyết đột ngột còn khá nghiêm trọng. Vậy trong bài viết này chúng ta hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem hạ đường huyết là như thế nào và cách cấp cứu hạ đường huyết đột ngột đúng chuẩn nhất.
Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết là sự giảm lượng đường trong máu (đặc biệt là đường glucose) dưới mức bình thường. Trong cơ thể chúng ta, glucose được vận chuyển khắp cơ thể và có vai trò nuôi dưỡng tất cả các tế bào và cơ quan để duy trì sự sống của con người, đây được coi là nguồn năng lượng rất quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và não bộ. Do đó, lượng đường huyết thấp sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể. Hạ đường huyết nặng khi mức đường huyết <2,8 mmol/l (<50 mg/dl) và bắt đầu được coi là hạ đường huyết khi mức đường huyết <3,9 mmol/l (<70 mg / dl).
Nguyên nhân hạ đường huyết đột ngột
Vậy hạ đường huyết có phải là do việc bị quá đói gây ra hay không? Hay còn những nguyên nhân nào khác gây ra việc bị hạ đường huyết đột ngột hay không? Hãy cùng theo dõi dưới đây để biết cụ thể về nguyên nhân hạ đường huyết đột ngột:
- Hạ đường huyết do thuốc: Một số loại thuốc có thể gây hạ đường huyết trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
- Do tiêm Insulin: Đây là một trong những biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường có lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, dẫn đến lạm dụng insulin và giảm nhanh lượng đường trong máu.
- Do ảnh hưởng của một số căn bệnh: Tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra nếu người bệnh mắc thêm nhiều bệnh lý khác dẫn tới rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Ví dụ như bệnh nội tiết, bệnh gan, bệnh thận hoặc tuyến thượng thận ...
- Uống nhiều rượu và chế độ ăn kiêng không hợp lý.
- Hạ đường huyết sau ăn: Thường xảy ra từ 1 đến 2 giờ sau khi ăn do cơ thể sản xuất quá nhiều insulin (bệnh insulinome).
Các triệu chứng hạ đường huyết
Nếu người thân hay những người xung quanh có những triệu chứng như dưới đây, bạn cần phải lưu ý để đưa ra cách cấp cứu người bị hạ đường huyết đột ngột. Một số những biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân bị hạ đường huyết chính là:
- Khi bị hạ đường huyết, người bệnh thường có các biểu hiện như tụt huyết áp, hồi hộp, vã mồ hôi, mệt mỏi, đói, chóng mặt….
- Nếu không được khắc phục, bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn với nhiều triệu chứng phức tạp như đi lại khó khăn, suy nhược, mờ mắt và nguy hiểm nhất là hôn mê, co giật.
Việc tìm cách cấp cứu hạ đường huyết nhanh chóng là điều tối quan trọng để tránh bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến biến chứng hôn mê để lại nhiều hậu quả.
Phòng ngừa hạ đường huyết
Hạ đường huyết là một trong những căn bệnh phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ người nào và tình trạng bệnh diễn biến rất nhanh. Do vậy, ngoài khắc phục bệnh thì việc phòng ngừa hạ đường huyết là việc ai cũng cần nên biết. VN healthcare sẽ bật mí cho bạn cách phòng ngừa hạ đường huyết giúp các bạn đề phòng căn bệnh này:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn đủ carbohydrate trước khi tập và ăn nhẹ trong khi tập luyện nếu cần thiết.
- Ăn thêm các bữa ăn nhẹ khi lượng đường trong máu thấp hoặc khi bạn có dấu hiệu khi bệnh mới xuất hiện.
- Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và không dùng thuốc khi chưa có chỉ định hoặc ngừng thuốc khi các triệu chứng đã thuyên giảm.
- Để ngăn ngừa hạ đường huyết, luôn các sản phẩm chứa đường như kẹo, bánh ngọt, socola trong túi và sẵn sàng sử dụng khi bị hạ đường huyết.
Cách Cấp cứu hạ đường huyết tại chỗ
- Bệnh nhân nên ngừng dùng thuốc trị đái tháo đường dạng uống hoặc insulin ngay lập tức nếu có dấu hiệu hạ đường huyết.
- Nếu các triệu chứng của bệnh nhân nhẹ thì nên uống ngay nước đường hoặc pha thêm đồ uống có đường khi đang tỉnh. Sau đó có thể dùng thêm cháo, sữa, hoa quả, bánh ngọt.
- Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể hôn mê do bất tỉnh và không thể nuốt. Nên tiêm tĩnh mạch ngay lập tức với dung dịch ngọt ưu trương 20-30% (40-60 mL) sau đó kết hợp với truyền nhỏ giọt dung dịch glucose có nồng độ 5-10%. Truyền glucose được tiếp tục cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và có thể tự ăn uống được.
Tụt đường huyết nên làm gì?
Trong những trường hợp nguy cấp hơn, hãy nhanh chóng gọi xe cấp cứu tới VN healthcare với hotline 0937 789 115 để được nhanh chóng di chuyển bệnh nhân tới bệnh viện. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục và hạn chế để lại di chứng sau này. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy trực tiếp truy cập vào website 115xecapcuu.com để được tư vấn. Hy vọng bài viết về cách cấp cứu hạ đường huyết đột ngột sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích.